NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – SÁNG KIẾN CẢI TIẾN – HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC

376

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – SÁNG KIẾN CẢI TIẾN – HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC

Bộ phận Nghiên cứu khoa học trực thuộc Trung Tâm ĐT – CĐT Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm công tác quản lý khoa học và tham gia thực hiện nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: trung bình mỗi năm bộ phận Nghiên cứu khoa học tiến hành nghiệm thu từ 25-30 đề tài, xét duyệt thông qua đề cương trung bình từ 40 – 50 đề cương, xét duyệt thông qua 10 – 15 sáng kiến

Một trong những nhiệm vụ quan trong của công tác Nghiên cứu khoa học là hỗ trợ, phối hợp thực hiện các đề tài theo đúng các văn bản pháp quy của nhà nước: từ bước xây dựng đề cương, thông qua Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học đối với các đề tài nghiên cứu KHCN các cấp.

Các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tại các khoa phòng, củng cố trình độ chuyên môn và phát huy tốt năng lực cho đội ngũ cán bộ. Từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

MÃ SỐ HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Y SINH

Nhằm mục đích chuẩn hóa quy trình và các thủ tục theo đúng quy định của Bộ Y tế

Bệnh viện cũng đã lập hồ sơ về Hội Đồng đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học cấp cơ sở Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã nộp và được Bộ y tế thông qua ngày 02 tháng 12 năm 2020 và cấp mã số hoạt động: IRB-VN02.030 nhằm phục vụ cho công tác NCKH. Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học (Research Ethics Committee) là tổ chức bao gồm các chuyên gia tư vấn xem xét, đánh giá, thẩm định về khía cạnh đạo đức đối với các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người để bảo đảm các nghiên cứu này được thực hiện phù hợp với các quy định, hướng dẫn về đạo đức y sinh học của pháp luật Việt Nam (theo Thông tư số 4/TT-BYT ban hành ngày 05/3/2020 về quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành).

Hình ảnh của QĐ HDDD do BỘ Y TẾ cấp:

HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC BỆNH VIỆN

Phù hợp với hoạt động trong phạm vi bệnh viện, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội thành lập và hoạt động dựa trên hướng dẫn của Bộ  Y tế (theo Quyết định số 723/QĐ-PS TCCB  ngày 18/3/2021 của Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập, khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm cá nhân trước các quyết định của mình khi xem xét, đánh giá các nội dung nghiên cứu trước khi triển khai, trong quá trình triển khai và nghiệm thu kết quả nghiên cứu.

Chức năng của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học

Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học có chức năng tư vấn cho người đứng đầu tổ chức thành lập Hội đồng đạo đức xem xét, thẩm định về khía cạnh đạo đức và khoa học của các nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người làm cơ sở phê duyệt, triển khai và nghiệm thu nghiên cứu y sinh học.

Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đạo đức

  1. Hoạt động của Hội đồng đạo đức là hoạt động phi lợi nhuận.
  2. Hội đồng đạo đức phải áp dụng đầy đủ các nguyên tắc đạo đức theo quy định tại Thông tư này, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và thực hiện theo hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của các tổ chức quốc tế. Hướng dẫn đạo đức được Hội đồng đạo đức áp dụng phải được nêu rõ và phổ biến cho các nghiên cứu viên trong nghiên cứu.
  3. Hội đồng đạo đức làm việc theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, độc lập khi thẩm định và ra quyết định.
  4. Khi xem xét nghiên cứu liên quan đến nhóm người dễ bị tổn thương phải có sự tham gia của đại diện đối tượng nghiên cứu hoặc chuyên gia có kinh nghiệm làm việc với các đối tượng này tham dự cuộc họp của Hội đồng đạo đức.
  5. Hội đồng đạo đức cần quy định về việc phối hợp và/hoặc tham khảo kết quả thẩm định của Hội đồng đạo đức trong hoặc ngoài nước khác.
  6. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng đạo đức có thể mời chuyên gia tư vấn độc lập để cung cấp ý kiến chuyên môn cho Hội đồng đạo đức.
  7. Kết luận của Hội đồng đạo đức đối với nghiên cứu cần dựa trên cơ sở sự đồng thuận của các thành viên Hội đồng đạo đức và phải được ghi trong biên bản họp Hội đồng đạo đức. Trường hợp khó đạt được sự đồng thuận trong Hội đồng đạo đức, Chủ tịch Hội đồng đạo đức có quyền quyết định việc tiến hành bỏ phiếu ngay hoặc đề nghị nghiên cứu viên chính hoàn thiện hồ sơ nghiên cứu để Hội đồng đạo đức xem xét và bỏ phiếu trong cuộc họp Hội đồng đạo đức lần sau. Nghiên cứu chỉ được thông qua khi có ít hơn 02 phiếu không chấp thuận trong tổng số phiếu hợp lệ

Nội dung Hội đồng đạo đức cần thẩm định

Nội dung thẩm định của Hội đồng đạo đức khi đánh giá hồ sơ nghiên cứu, giám sát trong quá trình nghiên cứu và đánh giá kết quả nghiên cứu bao gồm:

  1. Thiết kế nghiên cứu và tiến hành nghiên cứu;
  2. Rủi ro và lợi ích tiềm năng;
  3. Lựa chọn quần thể nghiên cứu và tuyển chọn, bảo vệ đối tượng nghiên cứu;
  4. Lợi ích tài chính và chi phí tài chính liên quan đối tượng nghiên cứu;
  5. Bảo vệ sự riêng tư và bảo mật thông tin của đối tượng nghiên cứu;
  6. Quá trình cung cấp thông tin và lấy văn bản chấp thuận tham gia nghiên cứu

của đối tượng nghiên cứu;

  1. Tác động của nghiên cứu lên cộng đồng có đối tượng nghiên cứu;
  2. Năng lực của nghiên cứu viên và điểm nghiên cứu

Thông tin chi tiết vui lòng xem tập tin đính kèm.

Thông tư 4/TT-BYT Quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học 

DANH SÁCH ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ CƯƠNG THÔNG QUA HỘI ĐỒNG QUÝ I, II/2021

  • Thử nghiệm lâm sàng: 03 đề tài
  • Cấp Nhà nước: 01 đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật laser quang đông ở thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối” mã số: KC.10.25/16-20;đã được thông qua cấp cơ sở tại Bệnh viện : phê duyệt xuất sắc.
  • Nghiệm thu : 06 đề tài (đính kèm tên)
TT Mã số CNĐT Khoa Tên đề tài được duyệt
1 CS/PSHN/DC/20/21 TS BS Đỗ Tuấn Đạt A4 Khảo sát tình trạng đau bụng kinh ở sinh viên nữ các trường cao đẳng và đại học y học lâm sàng tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
2 CS/PSHN/DC/21/ PGS TS Nguyễn Duy Ánh GĐ BV Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật Sinh học phân tử và Kỹ thuật laser quang đông ở thai phụ mắc Hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối
3 CS/PSHN/DC/21/ PGS TS Nguyễn Duy Ánh GĐ BV Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử khảo sát biến đổi nồng độ của một số Marker sinh học ở thai phụ có song thai mắc hội chứng truyền máu và dải xơ buồng ối
4 CS/PSHN/DC/20/03 BSCKII Chử Quang Độ D4 Đánh giá thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan của sản phụ sau mổ lấy thai tại bộ phận dịch vu D4
5 CS/PSHN/DD/21/02 PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh GĐ BV Nghiên cứu Pha III, ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược về điều trị duy trì Olaparib đơn trị liệu trên bệnh nhân ung thư buồng trứng tiến xa (FIGO giai đoạn III-IV), độ mô học cao (high-grade), dạng thanh dịch hoặc dạng nội mạc tử cung, BRCA thể hoang dại (wild-type), sau khi có đáp ứng với phác đồ hóa trị chuẩn bước 1 có chứa Platium” (Mono-Ola1)
6 CS/PSHN/DC/21/ PGS.TS.Nguyễn Duy Ánh +
Ts. Nguyễn Hoài Nghĩa
GĐ BVPSHN
Viện Y học di truyền
Đánh giá hiệu quả của xét nghiệm gene trong sàng lọc thai phụ mang gene bệnh thể ẩn Thalassemia

  • Đề cương cấp cơ sở: 17
STT Mã số Tác giả Khoa Tên đề tài
1 CS/PSHN/DC/21/02 CN Ng Thị Hà E5 Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh ung thư phụ khoa và một số yếu tố liên quan tại BVPSHN năm 2021
2 CS/PSHN/DC/21/03 Ths BS Phạm Thị Trang KHTH Nhận xét kết quả chẩn đoán và thái độ xử trí sản khoa của một số bất thường hình thái tim thai tại BVPSHN năm 2019
3 CS/PSHN/DC/21/ TS BS Nguyễn Đức Lam P Mổ Khảo sát một số vấn đề liên quan đến sức khỏe của phụ nữ mang thai trước và sau sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau.
4 CS/PSHN/DD/20/02 PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh GĐ BV So sánh hiệu quả và tính an toàn của hai phương pháp khởi phát chuyển dạ bằng bóng đôi và Prostaglandin E2 trên những thai phụ nguy cơ thấp
5 CS/PSHN/DD/20/03 PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh GĐ BV Khảo sát sự chấp thuận của sản phụ khi được tư vấn khởi phát chuyển dạ từ tuần thứ 39
6 CS/PSHN/DD/21/08 Ths.Bs.Vũ Thị Thu Hiền TP CTXH Mô tả kết quả ứng dụng thang điểm OB-CMI trong khám trước phẫu thuật, thủ thuật cho sản phụ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021
7 CS/PSHN/DC/21/04 Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thanh Sơ sinh Khảo sát kiến thức thái độ và thực hành của người thực hiện phương pháp kangaroo cho trẻ sinh non nhẹ cân tại khoa sơ sinh Bệnh viện Phụ
Sản Hà Nội
8 CS/PSHN/DC/21/11 ThS BS Nguyễn Tiến Lâm – CN Trần Thị Thủy Cơ sở 3 Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khám bệnh và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cơ sở 3 năm 2021
9 CS/PSHN/DC/21/10 ThS BS Đỗ Khắc Huỳnh Phó giám đốc Đánh giá độ dày sẹo mổ cơ tử cung sau khâu phục hồi cơ tử cung trong mổ đẻ bằng kỹ thuật khâu một lớp và hai lớp ở những phụ nữ mổ lấy
thai lần đầu tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
10 CS/PSHN/DC/21/09 ThS BS Nguyễn Hùng Sơn A3 So sánh kết quả chẩn đoán trước và sau mổ trong bệnh lý rau cài răng lược tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 2021
11 CS/PSHN/DC/21/06 TS BS Nguyễn Đức Lam Gây mê hồi sức Đánh giá hiệu quả kéo dài tác dụng giảm đau sau mổ lấy thai khi gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng của Dexamethason phối hợp với Ropivacain
12 CS/PSHN/DC/21/ PGS TS Nguyễn Duy Ánh GĐ BV Nghiên cứu xây dựng quy trình chẩn đoán trước sinh hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối
13 CS/PSHN/DC/21/13 TS BS Đỗ Tuấn Đạt A4 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Plasma lạnh từ máy PlasmaMed® trong chăm sóc cuống rốn sơ sinh
14 CS/PSHN/DC/21/12 ThS BSCKII Nguyễn Biên Thuỳ A2 Bước đầu nhận xét kết quả của phương pháp phẫu thuật cải tiến rau tiền đạo cài răng lược có sẹo mổ cũ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2021
15 CS/PSHN/DC/21/15 ThS BS Nguyễn Xuân Hải D5 Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi bóc u xơ tử cung trong điều trị u xơ tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
16 CS/PSHN/DC/21/16 PGS.TS.Bs Nguyễn Duy Ánh – TS Gail Noris BGĐ Phân tích nhu cầu đào tạo về chăm sóc chu đáo, tôn trọng khách hàng cho Nữ hộ sinh tại Việt Nam
17 CS/PSHN/DC/21/07 ThS BS CKII Lương Thị Ngọc Vân PM Đánh giá hiệu quả của Neostigmin phối hợp Atropin để điều trị đau đầu sau gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng trong sản khoa

 

Các đề tài cấp Bộ, Thành phố, Nhà nước (2004 -2021)

NĂM STT TÊN ĐỀ TÀI Cấp ĐT CNĐT
2004 1 Tìm hiểu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên  quan ở phụ nữ quản lý thai kỳ tại BVPSTU và BVPSHN ĐTCNN PGS.TS. Nguyễn Đức Vy
2006 1 Kiến thức, thái độ, thực hành về biện pháp tránh thai, nạo hút thai của phụ nữ mang thai ngoài y muốn. Đề xuất các giải pháp truyền thong nhằm giảm nạo hút thai tại các huyện ngoại thành Hà Nội ĐTCTP PGS.TS. Lê Anh Tuấn

TS. Lê Văn Bào

2011 1 Hợp tác nghiên cứu phòng lây truyền virut viêm gan B bằng Lamivudin và Tenofovir cuối thai kỳ ở các bà mẹ mang HbsAg mạn tính nồng độ cao ĐTCNN PGS.TS. Nguyễn Văn Bàng
2012 1 Nghiên cứu xây dựng quy trình phát hiện mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể y ở bệnh nhân vô sinh do không có tinh trùng và ít tinh trùng ( 6 quyển) ĐTCB PGS.TS. Trần Văn Khoa
2017

 

1 Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sản khoa tại các cơ sở y tế công lập, tuyến quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội ĐTCTP Ths.Bs. Nguyễn Cảnh Chương
2 Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sản khoa tại các cơ sở y tế công lập tuyến Quận, Huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội ( 2 quyển) BCKH Ths.Bs. Nguyễn Cảnh Chương
3 Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti-mullerian Hormone sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng( 2 quyển) BCKH Ts.Bs. Nguyễn Mạnh Trí
2021 1 Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật laser quang đông ở thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối. ĐTQG PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh