Phục hồi lại vết cắt tầng sinh môn và vết rách sàn chậu trong sản khoa (từ độ một đến độ bốn)
Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến xin cập nhật và lược dịch bản Abstract của bài báo trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (AJOG) với nội dung: « Repair of episiotomy and obstetrical perineal lacerations (firstefourth) » – « Phục hồi lại vết cắt tầng sinh môn và vết rách sàn chậu trong sản khoa (từ độ một đến độ bốn) »
TÓM TẮT
Tổn thương tầng sinh môn sau sinh qua đường âm đạo rất thường gặp, gặp ở 90% phụ nữ sinh thường. Chấn thương tầng sinh môn thường có các biến chứng ngắn hạn và lâu dài, bao gồm đau tầng sinh môn mạn tính, rối loạn tiểu tiện, các bệnh lý sàn chậu, trầm cảm và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng làm mẹ – chăm sóc em bé của sản phụ. Tỷ lệ mắc bệnh sau tổn thương tầng sinh môn phụ thuộc vào mức độ tổn thương của bệnh nhân, kỹ thuật và phương tiện sử dụng, kỹ năng và kiến thức của bác sĩ. Sau tất cả các trường hợp đẻ thường, cần đánh giá toàn diện bao gồm quan sát, thăm khám âm đạo, tầng sinh môn và trực tràng được khuyến cáo để đánh giá chính xác mức độ rách của tầng sinh môn. Điều trị tối ưu chấn thương tầng sinh môn sau sinh đẻ đường âm đạo gồm chẩn đoán chính xác, kỹ thuật và phương tiện sử dụng phù hợp, bác sĩ có kinh nghiệm xử trí và theo dõi sát bệnh nhân. Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp dịch tễ, phân loại, chẩn đoán và bằng chứng về các phương pháp khâu vết rách tầng sinh môn và vết cắt tầng sinh môn từ độ I đến độ IV. Đưa ra các khuyến cáo về phương pháp phẫu thuật, chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị. Cuối cùng, chăm sóc tối ưu trong và sau phẫu thuật sau chấn thương nặng tầng sinh môn cũng được tổng hợp.
Các từ khóa: sinh con, cắt tầng sinh môn, rối loạn đại tiện, rách tầng sinh môn khi đẻ, tổn thương cơ vòng hậu môn khi đẻ, hậu sản, tạo hình cơ vòng hậu môn.
Thông tin tham khảo: vui lòng truy cập theo đường link sau
https://drive.google.com/file/d/1o8fOo3IpU-objgsRTK7k1rCdWc8Jb4Gl/view?usp=sharing