SỐT TRONG CHUYỂN DẠ : NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ ĐIỀU TRỊ

112

SỐT TRONG CHUYỂN DẠ : NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ ĐIỀU TRỊ

 

Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến xin cập nhật và lược dịch bản abstract của bài báo trên tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ (AJOG) với nội dung: Sốt trong chuyển dạ : nguyên nhân, hậu quả và điều trị.

Sốt trong chuyển dạ rất thường gặp, đặt ra thách thức trong chẩn đoán và điều trị cho bác sĩ lâm sàng. Nhiễm khuẩn huyết ở mẹ rất hiếm gặp, ước tính chỉ có khoảng 1.4% sản phụ mang thai đủ tháng có viêm màng ối trên lâm sàng tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết thực sự. Tuy nhiên, phản ứng viêm và tăng thân nhiên đồng thời gây bất lợi lên sự co bóp của tử cung, do đó, làm tăng nguy cơ mổ lấy thai và chảy máu sau sinh lên 2-3 lần. Đối với trẻ sơ sinh, tỷ lệ mắc bệnh lý não hay yêu cầu phải điều trị hạ thân nhiệt được báo cáo là tăng lên đối với trường hợp sản phụ sốt trên 39 độ C so với những sản phụ chỉ sốt từ 38-39 độ C (1.1 vs 4.4%; P< 0.01). Trong một nghiên cứu thuần tập với cỡ mẫu lớn, sốt trong chuyển dạ và nhiễm toan thai nhi đặc biệt có hại cho thai nhi. Điều này gợi ý rằng sốt trong chuyển dạ có thể làm hạ ngưỡng gây tổn thương não của nhiễm toan thai nhi. Do thường khó để dự đoán hay phòng tránh thiếu Oxy thai nhi, nên mọi phương pháp thực hiện đều hướng đến giảm nguy cơ sốt trong chuyển dạ. Khoảng thời gian gây tê ngoài màng cứng và độ dài của cuộc chuyển dạ ở những sản phụ không dùng thuốc là các yếu tố nguy cơ đáng kể của sốt trong chuyển dạ. Vì vậy, theo dõi kỹ tiến triển của cuộc chuyển dạ giúp giảm đáng kể tỷ lệ sốt trong chuyển dạ và nguy cơ phải mổ lấy thai do sốt. Một nghiên cứu mù đôi ngẫu nhiên gần đây trên những sản phụ mang thai con so, tuổi thai trên 36 tuần đã chỉ ra rằng phác đồ Oxytocin liều cao (6×6 mU/phút) so với phác đồ Oxytocin liều thấp (2×2 mU/phút) giúp giảm có ý nghĩa thống kê tỷ lệ sốt trong chuyển dạ (10.4% vs 15.6%; tỷ lệ nguy cơ, 0.67; khoảng tin cậy 95% CI là 0.48-0.92). Khi có sốt trong chuyển dạ, nên nhanh chóng bắt đầu điều trị kháng sinh; acetaminophen có thể không có hiệu quả giảm thân nhiệt mẹ. Không có bằng chứng chỉ ra rằng giảm thời gian sốt trong chuyển dạ có thể tránh được các biến cố sơ sinh. Vì vậy, sốt trong chuyển dạ không phải là chỉ định của mổ lấy thai với mục đích cải thiện tiên lượng sơ sinh. Cuối cùng, bác sĩ cần luôn sẵn sàng đối mặt với tăng nguy cơ chảy máu sau sinh và chuẩn bị sẵn các thuốc tăng co tử cung lúc đỡ đẻ nhằm tránh trì hoãn điều trị.

Các từ khóa: viêm màng ối, sốt liên quan tới giảm đau ngoài màng cứng, hội chứng đáp ứng viêm ở trẻ sơ sinh, tăng thân nhiệt, interleukin 6, sốt trong chuyển dạ

 

Thông tin tham khảo vui lòng truy cập đường link sau : https://drive.google.com/file/d/1o6z6AN9dGAPLjiN6dT5UDYo-1UJ64OrE/view?usp=share_link